Đăng ký kinh doanh là việc làm mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tiến hành công việc kinh doanh cũng cần phải biết. Vậy khi nào cần đăng ký giấy phép kinh doanh? Thủ tục thực hiện việc thế nào? Để giải đáp được thắc mắc này, Luật FADI mời các khách hàng theo dõi nội dung dưới đây.
Nội dung chính
Đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận của cơ quan nhà nước bằng văn bản có thẩm quyền về mặt pháp lý đối với sự ra đời của một chủ thể kinh doanh. Theo đó chủ thể kinh doanh bao gồm các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty hợp danh hay các hộ gia đình.
Giấy phép kinh doanh là một văn bản cho phép các cá nhân hay tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng được đầy đủ những điều kiện về đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi cấp phép cho những đối tượng này, nhà nước dễ dàng hơn trong quản lý việc kinh doanh và các ràng buộc về thuế.

Khi nào cần đăng ký giấy phép kinh doanh?
Theo Điều 7 của Luật thương mại năm 2005 quy định thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh thì thương nhân phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này cũng như quy định khác của pháp luật”.
Hơn nữa, tại Điều 6 Luật này cũng quy định thương nhân là gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hay cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Vậy, đăng ký giấy phép kinh doanh là việc làm bắt buộc mà nhà nước quy định cho các tổ chức kinh tế hay cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên khi tiến hành kinh doanh. Từ đây có thể thấy rằng các chủ thể trên cần phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền khi bắt đầu tiến hành công việc kinh doanh của mình. Việc này có thể dưới hình thức hộ gia đình hay thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định về trường hợp ngoại lệ đối những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ thuộc quy định tại Khoản 1, Điều 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP không cần thực hiện việc đăng ký kinh doanh. Trong đó có các đối tượng như buôn bán rong, bán vặt, thực hiện các đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, rửa xe, cắt tóc,…

Trình tự đăng ký kinh doanh đúng pháp luật
Tùy theo mô hình kinh doanh mà bạn đã lựa chọn thì thủ tục cũng có sự khác nhau cần lưu ý để thực hiện cho đúng.
Với hình thức hộ gia đình
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh theo hình thức hộ gia đình bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ gia đình kinh doanh
- Bản sao giấy tờ cá nhân như CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của chủ hộ
- Bản sao hợp đồng thuê/mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh.
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao biên bản họp các thành viên gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
- Bản sao ủy quyền của các thành viên cho một thành viên trong hộ gia đình làm chủ hộ kinh doanh.
Trình tự đăng ký giấy phép kinh doanh với hình thức hộ kinh doanh:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.
- Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan này sẽ đưa Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Với hình thức thành lập doanh nghiệp
Đối với hình thức thành lập doanh nghiệp, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký việc thành lập công ty
- Điều lệ của công ty
- Danh sách các cổ đông sáng lập
- Bản sao hợp lệ giấy tờ cá nhân của thành viên
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền
Ngoài ra, tùy loại hình công ty thành lập thì sẽ có thêm một số văn bản khác như:
- Danh sách thành viên (nếu là Công ty TNHH 2 TV trở lên)
- Danh sách thành viên hợp danh (nếu là thành lập Công ty hợp danh)
- Danh sách cổ đông (đối với các Công ty Cổ phần)
Trình tự xin giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp:
- Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ bắt buộc
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh khu vực doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
- Bước 4: Công bố nội dung của đăng ký doanh nghiệp
Trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh trọn gói, uy tín tại Luật FADI
Nếu như quý khách đang có quyết định thành lập doanh nghiệp nhưng chưa hiểu rõ về quy trình, luật cũng như khi nào cần đăng ký giấy phép kinh doanh thì việc sử dụng dịch vụ tại Luật FADI là một lựa chọn đúng đắn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, FADI là đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh trọn gói uy tín, chất lượng và nhanh chóng.
Khi đến với đơn vị, quý khách hàng được tư vấn lộ trình đăng ký kinh doanh rõ ràng, chi phí minh bạch, nếu như thủ tục thành lập doanh nghiệp không hoàn thành FADI sẽ hoàn trả 100% phí. Ngoài ra, đội ngũ chuyên viên của đơn vị có chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Để đảm bảo tiết kiệm thời gian nhất cho khách hàng, Luật FADI sẵn sàng phục vụ 24/7 để công việc của quý khách được xử lý nhanh nhất.

Lời kết
Qua những thông tin, kiến thức được chia sẻ trên đây, chắc hẳn quý khách đã có thể biết được khi nào cần đăng ký giấy phép kinh doanh cũng như không còn bỡ ngỡ trong thủ tục thực. Nếu như có bất kỳ thắc mắc gì về luật doanh nghiệp, quý khách hãy liên hệ ngay với FADI qua hotline 0867621662 để được hỗ trợ tốt nhất nhé.