Đối với những doanh nghiệp chắc hẳn không còn quá xa lạ gì với luật kinh doanh. Bởi nó giúp cho công việc kinh doanh được diễn ra một cách tốt nhất. Tuy nhiên, bạn đã biết đến những điểm đổi mới trong luật kinh doanh chưa. Hãy cùng FADI xem ngay Luật kinh doanh mới nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Luật kinh doanh là gì?
Tại Việt Nam, thuật ngữ ” Luật kinh doanh” đã được nhắc đến rất nhiều vào những năm đầu của thập kỷ 90 ở trong các đề tài nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học. Theo PGS.TS Lê Hồng Hạnh ” Luật kinh doanh nhằm điều chỉnh các quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh “. Cũng như theo PGS.TS Dương Đăng Huệ, Luật kinh doanh được hiểu một cách nôm na nhất là tổng hợp lại các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức hoạt động và giải thể doanh nghiệp. Nội dung của kinh doanh bao gồm bốn bộ phận cơ bản cấu thành chính là
- Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp
- Pháp luật về hành vi kinh doanh
- Pháp luật về vỡ nợ, phá sản
- Pháp luật về cơ quan tài phán trong kinh doanh.
Từ những quan điểm trên cho ta thấy được, Luật kinh doanh cho dù là ngành luật hay môn học thì nội dung cơ bản của chúng cũng chứa đựng hai vấn đề pháp lý cơ bản nhất đó là:
- Pháp luật về hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh
- Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.
Tóm lại, luật kinh doanh là tổng hợp các quy phạm pháp luật do chính Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế Nhà nước cũng như trong quá trình kinh doanh của các chủ thể kinh doanh với nhau.
Trong tiếng Anh, luật kinh doanh chính là Business law và được định nghĩa như sau: “Business law is a combination of legal regulations promulgated by the State, regulating economic relations arising in the process of economic organization and management of the State and in the business process of business entities. joint together.”
Xem thêm: Lý do tại sao phải đăng kí giấy phép kinh doanh luôn và ngay?
Những thay đổi trong luật kinh doanh mới nhất
Hiện nay, luật kinh doanh mới nhất đã có những thay đổi rõ rệt như:
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm chủ động phát triển sản phẩm
Luật kinh doanh mới nhất đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, quản trị lành mạnh phát triển. Đồng thời cũng chấn chỉnh ngay các doanh nghiệp có biểu hiện chưa tốt về quản lý tài chính, quản trị rủi ro.
Luật Kinh doanh mới nhất cũng đã đưa ra các quy định tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và giảm thiểu thủ tục hành chính.
Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn tối đa 100% vốn điều lệ
Luật Kinh doanh mới nhất cũng bổ sung về quy định khẳng định nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần, phần vốn góp lên đến 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Cắt giảm thủ tục hành chính, tăng tính bảo vệ quyền và lợi ích
Để phù hợp hơn với thực tiễn cũng như giải quyết được những vướng mắc trong thời gian qua, Luật Kinh doanh mới nhất cũng có những quy định sửa đổi theo hướng bãi bỏ một số bảo hiểm bắt buộc như:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không với hành khách
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Tạo điều kiện phát triển bảo hiểm vi mô
Luật Kinh doanh mới nhất đưa ra định nghĩa về bảo hiểm vi mô, các điểm đặc trưng nhất của sản phẩm bảo hiểm vi mô. Và từ đó, sản phẩm bảo hiểm vi mô phải được thiết kế đơn giản, hướng tới các nhu cầu cơ bản và phí bảo hiểm thấp nhằm phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng.
Luật Kinh doanh mới nhất được xây dựng trên nguyên tắc sau: Các tổ chức đều đáp ứng điều kiện sẽ được triển khai bảo hiểm vi mô, nhằm khuyến khích sự tham gia không chỉ của doanh nghiệp mà ngay cả các tổ chức khác vào việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô, Đưa các sản phẩm bảo hiểm vi mô đến gần hơn với người nghèo, người có thu nhập thấp.
Bài viết trên FADI đã cung cấp cho bạn những thông tin thay đổi về Luật kinh doanh mới nhất. Hy vọng sẽ có thể giúp bạn hiểu hơn một phần nào đó về pháp luật trong kinh doanh hiện nay.