Nội dung chính

7 CÂU HỎI MÀ BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

  • Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH?
  • Những loại thuế nào doanh nghiệp phải đóng sau khi thành lập?
  • Có thể đăng ký thành lập công ty ở Hà Nội hoặc TP. HCM nếu có hộ khẩu ở tỉnh không?
  • Có thể đặt tên công ty trùng với một công ty khác không?
  • Có thể sử dụng địa chỉ nhà riêng hoặc chung cư làm trụ sở công ty không?
  • Cơ quan thuế có kiểm tra xác minh địa chỉ công ty không?
  • Có thể đăng ký đồng thời nhiều ngành nghề kinh doanh không?

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CÔNG TY , GÓI DỊCH VỤ

  • Cần làm gì sau khi thành lập công ty?
  • Hỗ trợ khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thành lập công ty.
  • Dịch vụ tư vấn hỗ trợ thành lập công ty trọn gói là gì?
  • Dịch vụ tư vấn thành lập công ty của Luật Fadi hỗ trợ những gì?
  • Sau khi công ty thành lập , Luật fadi có hỗ trợ kê khai thuế không?
1. Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH

Số lượng thành viên:

  • 1-2 thành viên: Chỉ có thể thành lập công ty TNHH.
  • Từ 3 thành viên trở lên: Có thể chọn công ty cổ phần hoặc TNHH.

Thuế:

  • Cả công ty cổ phần và TNHH đều có nghĩa vụ thuế giống nhau.
  • Khi chuyển nhượng vốn:
    • Công ty cổ phần phải đóng thuế thu nhập cá nhân (0.1%).
      • Ví dụ: Chuyển nhượng 1 tỷ đồng, chỉ phải đóng thuế 1 triệu đồng.
    • Công ty TNHH không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Pháp lý:

  • Công ty cổ phần: Không giới hạn số lượng cổ đông.
  • Công ty TNHH: Tối đa 50 cổ đông.
  • Quyền huy động vốn, mua bán, chuyển nhượng tương đương nhau.

Linh hoạt:

  • Doanh nghiệp có quyền chuyển đổi loại hình công ty bất cứ lúc nào.
2. Những loại thuế nào doanh nghiệp phải đóng sau khi thành lập?

Thuế môn bài:

  • Mức thuế: 2.000.000đ – 3.000.000đ mỗi năm.
  • Miễn thuế môn bài năm đầu tiên: Nếu thành lập doanh nghiệp trong năm 2024, bạn sẽ được miễn thuế môn bài cho năm 2024 và chỉ phải đóng từ năm 2025.
  • Lưu ý: Dù có xuất hóa đơn hay không, vẫn phải đóng thuế này.

Thuế VAT:

  • Mức thuế: 10% khi xuất hóa đơn.

Thuế thu nhập doanh nghiệp:

  • Mức thuế: 20% trên tổng lợi nhuận cuối năm.

Thuế thu nhập cá nhân:

  • Doanh nghiệp đóng thay cho người lao động.
  • Mức thuế: Thường từ 10% của phần thu nhập trên 11.000.000đ/tháng.

Thuế tiêu thụ đặc biệt:

  • Áp dụng cho các ngành không được khuyến khích như rượu, bia, xe ô tô.

Thuế bảo vệ môi trường:

  • Áp dụng cho các ngành hạn chế sử dụng như xăng dầu, than, túi ni lông, thuốc diệt cỏ, diệt mối.

Thuế nhập khẩu:

  • Áp dụng nếu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.
3. Có thể đăng ký thành lập công ty ở Hà Nội hoặc TP. HCM nếu có hộ khẩu ở tỉnh không?

Hoàn toàn có thể! Là công dân Việt Nam, bạn có quyền thành lập doanh nghiệp ở bất kỳ tỉnh, thành phố nào trên lãnh thổ Việt Nam mà không cần phải có hộ khẩu hay nhà ở tỉnh, thành đó. Do vậy, dù bạn không có hộ khẩu ở Hà Nội hay TP. HCM, vẫn có thể đăng ký thành lập công ty tại hai thành phố này.

4. Có thể đặt tên công ty trùng với một công ty khác không?

KHÔNG – Tên công ty được công nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam và phải là duy nhất. Để tránh nhầm lẫn, bạn không thể đặt tên công ty trùng với tên của một công ty đã được thành lập và đang hoạt động. Tên công ty gồm ba phần: Công ty + Loại hình (TNHH hoặc Cổ phần) + Tên riêng. Bạn không được trùng phần tên riêng này, kể cả khi loại hình công ty khác nhau.

5. Có thể sử dụng địa chỉ nhà riêng hoặc chung cư làm trụ sở công ty không?

Nhà riêng: Có. Bạn có thể dùng địa chỉ nhà riêng làm trụ sở công ty, nhưng cần lưu ý địa chỉ phải có số nhà rõ ràng.

Chung cư: Thường không. Đa phần, chung cư không được phép đăng ký làm trụ sở công ty, trừ khi có quyết định từ chủ đầu tư chứng minh rằng địa chỉ đó có chức năng kinh doanh thương mại hoặc làm văn phòng.

6. Cơ quan thuế có kiểm tra xác minh địa chỉ công ty không?

Có thể có. Tùy vào chi cục thuế và địa chỉ công ty, chi cục thuế có thể cử cán bộ xuống kiểm tra xác minh địa chỉ sau khi doanh nghiệp thành lập. Việc kiểm tra có thể diễn ra ngay lập tức hoặc sau vài tháng doanh nghiệp hoạt động. Nếu cơ quan thuế kiểm tra mà không thấy doanh nghiệp treo bảng hiệu tại địa chỉ đã đăng ký, họ sẽ tiến hành “khóa mã số thuế”.

7. Có thể đăng ký đồng thời nhiều ngành nghề kinh doanh không?

Được. Luật Doanh nghiệp số 68/2014 đã rõ ràng và Luật Doanh nghiệp 2020 càng nổi bật hơn: “Doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành nghề pháp luật cho phép, trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.”

Do đó, bạn hoàn toàn có thể đăng ký đồng thời nhiều ngành nghề trong giấy phép kinh doanh của mình. Điều này cũng có nghĩa là tên gọi của doanh nghiệp không xác định các ngành nghề bạn được phép hoạt động

Ví dụ, Công ty Fadi không có từ “xây dựng” hay “giáo dục” trong tên nhưng vẫn có thể kinh doanh trong các ngành này nếu đã được đăng ký trong giấy phép kinh doanh.

1. Cần làm gì sau khi thành lập công ty
  • Sau khi thành lập công ty, để tránh những xử phạt không nên có. Doanh nghiệp cần phải thực hiện những công việc sau:

    • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
    • Thiết lập hồ sơ thuế ban đầu
    • Mua chữ ký số điện tử
    • Nộp tờ khai, lệ phí môn bài
    • Làm biển hiệu công ty
    • Đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử
    • Chuẩn bị hồ sơ kế toán, báo cáo thuế
    • Xây dựng và thông báo thang lượng, bảng lương
    • Xây dựng và đăng ký nội quy lao động
    • Thành lập công đoàn
    • Lưu ý về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
2. Hỗ trợ khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên;
  • Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên;
  • Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần;
  • Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ thành lập công ty hợp danh;
  • Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân.
3. Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thành lập công ty
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Thay mặt khách hàng làm việc, giải trình với Cơ quan đăng ký kinh doanh (nếu có);
  • Thay mặt khách hàng nhận kết quả thành lập doanh nghiệp
  • Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề pháp lý liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp:
  • Tư vấn và hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn về việc đăng ký chữ ký số và sử dụng hóa đơn điện tử;
  • Tư vấn về việc kê khai và nộp thuế;
  • Tư vấn về các văn bản nội bộ của doanh nghiệp: Điều lệ công ty; Nội quy hoạt động, Quy chế tài chính,…..

Khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Luật Hùng Thắng, Quý khách hàng chỉ cần cung cấp:

  • Cung cấp thông tin về công ty: Tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ,…
  • Bản sao công chứng CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của chủ sở hữu/thành viên công ty/Cổ đông công ty nếu là cá nhân;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập hợp pháp nếu là tổ chức.

Sau khi nhận được thông tin từ Quý khách hàng, chuyên viên của chúng tôi sẽ tiến hành soạn và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Sở Kế hoạch- Đầu tư.

Sau khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày làm việc, kết quả Quý khách hàng nhận được sẽ là:

(1) Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp

(2) Dấu tròn công ty

(3) Công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp

(4) Điều lệ công ty

(5) Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông sáng lập.

Ngoài ra, Quý khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí về các thủ tục cần phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp như: thủ tục mở tài khoản ngân hàng, thủ tục kê khai và nộp tờ khai thuế ban đầu, thủ tục đăng ký sử dụng và phát hành hóa đơn điện tử,….

4. Dịch vụ tư vấn hỗ trợ thành lập công ty trọn gói là gì?

Dịch vụ tư vấn hỗ trợ thành lập công ty trọn gói là việc quý khách hàng chỉ cần cung cấp chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu và thông tin công ty còn các công việc còn lại do Luật fadi thực hiện soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ và lấy kết quả cho quý khách hàng. Hoàn thiện thủ tục sau thành lập để doanh nghiệp tránh các rủi do không đáng có

5. Dịch vụ tư vấn thành lập công ty của Luật Fadi hỗ trợ những gì?

Luật fadi không chỉ hỗ trợ thủ tục thành lập công ty mà còn hỗ trợ toàn bộ các vấn đề sau thành lập công ty như dịch vụ kê khai thuế, kế toán trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất. Đồng thời, Luật fadi còn hỗ trợ tư vấn miễn phí tất cả vấn đề khi công ty đi vào hoạt động.

6. Sau khi công ty thành lập , Luật fadi có hỗ trợ kê khai thuế không?

Ngoài dịch vụ tư vấn hỗ trợ thành lập công ty, Fadi còn tư vấn hỗ trợ cho khách hàng các vấn đề về chế độ kế toán và có chuyên gia đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn đúng thời điểm, dịch vụ kế toán của công ty.